Kiểm tra sổ tiêm chủng để phòng ngừa vấn đề sức khỏe trong khi đi du lịch!
Gặp phải vấn đề y tế ngoài dự kiến trong khi đi du lịch nước ngoài có thể gây ra vấn đề, chẳng hạn như được thăm khám và điều trị trễ do rào cản ngôn ngữ và tài chính. Tiêm chủng có thể phòng ngừa một số căn bệnh truyền nhiễm. Do đó, bạn cần kiểm tra sổ tiêm chủng trước khi đi du lịch và cân nhắc nên chích vaccine nào để bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh truyền nhiễm và không lây bệnh cho người khác. Một số vaccine yêu cầu chích nhiều liều. Trước khi đi, hãy tham vấn bác sĩ về loại vaccine và lịch chích vaccine ngay khi có thể.
Các căn bệnh ở trang này
(1) Sởi (2) Rubella (3) Quai bị (4) Đậu mùa (5) Uốn ván (6) Ho gà (7) Bại liệt (8) COVID-19 (9) Cúm (10) Viêm màng não cầu khuẩn
⁎ Đối với các loại vaccine sống dùng cho (1) đến (4), bạn nên tránh mang thai 1 đến 2 tháng sau khi tiêm. Hãy lên lịch tiêm chủng phù hợp.
⁎ Tham khảo Viện Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Tiêm chủng Dự phòng để biết thêm thông tin.
Báo cáo Bệnh truyền nhiễm Mỗi tuần (IDWR) (niid.go.jp)
Ngoại ngữ/Quỹ Công ích Trung tâm Nghiên cứu Tiêm chủng Dự phòng (yoboseshu-rc.com)
(1) Sởi là gì?
Sởi là một căn bệnh do virus sởi gây ra và có tính lây lan cao. Các triệu chứng chủ yếu của bệnh sởi là ngứa, phát ban, ho, sổ mũi và mắt đỏ (triệu chứng viêm chảy).
– Phòng ngừa (tiêm chủng)
Sởi là một căn bệnh lây qua không khí, do đó rửa tay và đeo khẩu trang thôi là chưa đủ để phòng ngừa. Tiêm chủng mới có hiệu quả. Cần tiêm hai liều vaccine để đảm bảo phòng ngừa hiệu quả. Hãy cân nhắc tiêm chủng nếu bạn chưa có đủ miễn dịch với bệnh sởi do chưa từng mắc bệnh sởi, chưa từng tiêm chủng phòng ngừa bệnh sởi, chỉ mới tiêm một liều hoặc không chắc mình đã tiêm chủng hay chưa.
– Thêm thông tin
▶Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Phiếu thông tin bệnh sởi
▶Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Sách vàng CDC 2024rubella/sởi
(2) Rubella là gì?
Rubella là một căn bệnh do virus rubella gây ra. Bệnh lây lan khi chạm vào bệnh nhân hoặc hít thở virus mà bệnh nhân phát tán khi ho hoặc hắt hơi. Triệu chứng của rubella gồm có sốt, phát ban và sưng hạch bạch huyết. Khoảng 15% đến 30% người mắc bệnh không có triệu chứng.
– Phòng ngừa (tiêm chủng)
Tiêm chủng mới có hiệu quả. Nếu thai phụ bị nhiễm virus rubella ở giai đoạn đầu của thai kỳ, em bé sinh ra có thể bị mất thính giác, đục thủy tinh thể, bệnh tim, v.v.
Hãy cân nhắc tiêm chủng nếu bạn chưa có đủ miễn dịch với bệnh rubella do chưa từng mắc bệnh rubella, chưa từng tiêm chủng phòng ngừa bệnh rubella, chỉ mới tiêm một liều hoặc không chắc mình đã tiêm chủng hay chưa.
– Thêm thông tin
▶ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Phiếu thông tin bệnh rubella
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Sách vàng CDC 2024 rubella
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Rubella (sởi Đức, sởi ba ngày)
(3) Quai bị là gì?
Quai bị là một căn bệnh do virus quai bị gây ra. Các triệu chứng gồm có sưng và đau ở vùng má (tuyến mang tai), đau khi nuốt và sốt. Bệnh còn có các biến chứng như viêm màng não vô khuẩn và mất thính giác. Bệnh quai bị lây lan khi chạm vào bệnh nhân hoặc hít thở virus mà bệnh nhân phát tán khi ho hoặc hắt hơi.
– Phòng ngừa (tiêm chủng)
Tiêm chủng mới có hiệu quả. Cần tiêm hai liều vaccine để đảm bảo phòng ngừa hiệu quả. Hãy cân nhắc tiêm chủng nếu bạn chưa có đủ miễn dịch với bệnh quai bị do chưa từng mắc bệnh quai bị, chưa từng tiêm chủng phòng ngừa bệnh quai bị, chỉ mới tiêm một liều hoặc không chắc mình đã tiêm chủng hay chưa.
– Thêm thông tin
▶ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Quai bị
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Giới thiệu về quai bị | Quai bị | CDC
(4) Đậu mùa là gì?
Đậu mùa là một căn bệnh truyền nhiễm do virus varicella-zoster gây ra. Bệnh lây từ người sang người thông qua không khí, giọt bắn và tiếp xúc. Các triệu chứng chủ yếu của bệnh đậu mùa là phát ban khắp cơ thể, sốt và mệt mỏi. Bệnh lây lan từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban cho đến khi tất cả nốt ban hết vảy. Bệnh đậu mùa rất nghiêm trọng ở người lớn và đặc biệt có thể nghiêm trọng ở những người bị suy giảm miễn dịch. Cần hết sức cẩn thận.
– Phòng ngừa (tiêm chủng)
Khuyến nghị chích hai liều vaccine đậu mùa. Hai liều được cho rằng có thể ngăn ngừa bệnh đậu mùa xảy ra, thậm chí là những ca nhẹ. Hãy cân nhắc tiêm chủng nếu bạn chưa có đủ miễn dịch với bệnh đậu mùa do chưa từng mắc bệnh đậu mùa, chưa từng tiêm chủng phòng ngừa bệnh đậu mùa hoặc không chắc mình đã tiêm chủng hay chưa.
– Thêm thông tin
▶ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Varicella
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Đậu mùa (Varicella) (tiếng Anh)
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Sách vàng CDC 2024, Varicella/đậu mùa (tiếng Anh)
(5) Uốn ván là gì?
Bạn mắc bệnh uốn ván khi vi khuẩn Clostridium tetani đi vào cơ thể thông qua vết thương khi bị thương. Các triệu chứng gồm có khó mở miệng và co giật. Nếu điều trị chậm trễ, có thể dẫn đến tử vong.
– Phòng ngừa (tiêm chủng)
Tiêm chủng là phương thức hiệu quả nhất. Nếu tiêm chủng đúng cách, miễn dịch sẽ có hiệu lực đến 10 năm. Khuyến nghị tiêm chủng tăng cường dành cho những người đã tiêm chủng hơn 10 năm trước. Vaccine này dành cho những ai có khả năng bị thương trong các hoạt động như công việc ngoài trời, v.v.
– Thêm thông tin
▶ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Uốn ván
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Sách vàng về uốn ván
(6) Ho gà là gì?
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, mắc bệnh do hít phải vi khuẩn Bordetella pertussis khi một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Theo như cái tên, ho gà là căn bệnh đi kèm với cơn ho nghiêm trọng. Bệnh có thể nghiêm trọng ở trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ sơ sinh và đến 12 tháng tuổi), dẫn đến các biến chứng như viêm phổi và bệnh não. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh có thể gây tử vong.
– Phòng ngừa (tiêm chủng)
Theo báo cáo, tiêm chủng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ho gà từ 80% đến 85%.
– Thêm thông tin
▶ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Ho gà (who.int)
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Ho gà | Sách vàng CDC 2024
(7) Bại liệt là gì?
Bệnh bại liệt lây lan khi virus bại liệt đi vào miệng của con người và nhân bản trong ruột. Sau đó, virus bại liệt bị thải ra qua phân và lây lan cho người khác thông qua phân. Bệnh bại liệt có triệu chứng tương tự như cảm lạnh, gồm có sốt, đau đầu, đau họng, nôn và ói. Khi các triệu chứng tiến triển, tê liệt xảy ra ở tứ chi, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp.
– Phòng ngừa (tiêm chủng)
Ở Nhật Bản, hiện không có ca bại liệt nào. Tuy nhiên, vì sức khỏe của bạn và để ngăn chặn bệnh dịch bại liệt, hãy cân nhắc tiêm chủng trước khi đi nếu bạn chưa tiêm đủ số liều tiêm chủng bại liệt.
– Thêm thông tin
▶ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Bại liệt (who.int)
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Bại liệt | Bại liệt | CDC
(8) COVID-19 là gì?
COVID-19 là một căn bệnh truyền nhiễm do virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2) gây ra. Bệnh lây lan khi hít phải những giọt bắn hoặc những hạt nhỏ hơn, còn gọi là aerosol phát ra từ miệng hoặc mũi của bệnh nhân khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện, v.v. hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi hoặc miệng. COVID-19 còn có thể lây khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn bằng vật thể hoặc ngón tay nhiễm virus.
Khi virus biến đổi, căn bệnh lây lan lặp lại. Các triệu chứng gồm có sốt, ho, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, đau cơ, khứu giác hoặc vị giác bất thường và tiêu chảy.
– Phòng ngừa (tiêm chủng)
Vaccine COVID-19 được báo cáo là có hiệu quả ở một mức độ nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh nặng (nhập viện, v.v.) và tử vong do COVID-19. Các biện pháp phòng ngừa khác gồm có mang khẩu trang, rửa tay và thông gió cho không gian đúng cách.
– Thêm thông tin
▶ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Bệnh virus corona (COVID-19)
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Bệnh virus corona 2019 (COVID-19) | COVID-19 | CDC
(9) Cúm là gì?
Cúm là một căn bệnh do virus influenza gây ra. Bệnh lây do hít phải giọt bắn phát tán ra khi một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, khi ăn hoặc chùi mắt bằng tay sau khi chạm vào thứ gì đó nhiễm giọt bắn từ bệnh nhân. Ở Nhật Bản, mùa cúm thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2.
Các triệu chứng gồm có sốt, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, ho, hắt hơi và viêm mũi. Cúm có thể nghiêm trọng ở người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính và có thể diễn tiến thành viêm phổi. Hơn nữa, trẻ em có thể mắc viêm não influenza, có thể gây co giật và rối loạn ý thức.
– Phòng ngừa (tiêm chủng)
Vaccine cúm được cho là có hiệu quả ở một mức độ nhất định trong việc ngăn bệnh cúm khởi phát, ngăn bệnh nặng và tử vong sau khi khởi phát. Điều quan trọng là bạn cần rửa tay kỹ. Khi đến những nơi mà bạn không thể rửa tay, thì nên dùng một loại dung dịch sát khuẩn có cồn, chẳng hạn như gel rửa tay.
– Thêm thông tin
▶ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Cúm mùa(who.int)
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Sách vàng cúm mùa
(10) Viêm màng não cầu khuẩn là gì?
Viêm màng não cầu khuẩn là một căn bệnh lây nhiễm, lây lan qua giọt bắn khi hắt hơi, v.v. Bệnh có thể gây nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não khi xâm nhập vào máu hoặc dịch não tủy. Viêm màng não cầu khuẩn có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, sốt, co giật, rối loạn ý thức, ban đỏ và sốc. Bệnh có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong. Bạn cần cẩn thận để tránh lây lan khi sống tập thể và trong các sự kiện tập trung đông người.
– Phòng ngừa (tiêm chủng)
Có nhiều loại vaccine viêm màng não cầu khuẩn, tùy theo huyết thanh của vi khuẩn Neisseria meningitidis. Hiệu quả xấp xỉ 80 – 95%. Do đó, chủ động khuyến nghị tiêm chủng cho những người sống tập thể hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người, cũng như những người bị suy giảm miễn dịch.
– Thêm thông tin
▶ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Viêm màng não cầu khuẩn
▶ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Viêm màng não cầu khuẩn | Viêm màng não | CDC